Kinh nghiệm mở quán tạp hóa ở nông thôn

Quán tạp hóa là một hình thức kinh doanh cũ nhưng mới. Mới ở chỗ giờ đã xa rồi cái thời mà há miếng chờ khách tới. Mà kinh doanh online đang làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế và mở ra các triển vọng kinh doanh quán tạp hóa ở vùng nông thôn Việt Nam hơn.

Ý định mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn là ý tưởng rất hay và có nhiều yếu tố cạnh tranh trông thấy như vốn bỏ ra nhỏ, nhu cầu cao, ít sự cạnh tranh, giá mặt bằng tương đối thấp, phát triển quy mô kinh doanh sau này cũng dễ. Nên việc mở cửa hàng tạp hóa ở quê có thể xem là ý tưởng ” Mới hóa ” và có lợi nhuận tốt cho người kinh doanh. Cùng kebayhangtaphoa.com tìm hiểu về ý tưởng này nhé!

Tại sao lại mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn mà không phải ở thành phố?

Tại sao lại mở quán tạp hóa ở nông thôn mà không phải ở thành phố?
Tại sao lại mở quán tạp hóa ở nông thôn mà không phải ở thành phố?

Nên kinh doanh mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn hay thành phố sầm uất? Hay là “có nên mở quán tạp hóa ở nông thôn?” Là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc và quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này thì cần xem xét xem số vốn hiện tại của mình đang có trong tay là bao nhiêu?.

Ở nông thôn dân cư thưa thớt và chỉ tập trung ở một số khu vực hoặc đường xá nhỏ. Thế nên bạn cần quan sát đúng khu vực phù hợp và mở cửa hàng sẽ rất tiện lợi, cạnh tranh cũng ít hơn so với thành phố. Quan trọng là cần nguồn hàng giá rẻ.

10 kinh nghiệm cần nhớ cho người trẻ khi mở quán tạp hóa ở nông thôn

Hầu hết những người đam mê khởi nghiệp kinh doanh có độ tuổi rất trẻ dưới 35 tuổi. Kinh nghiệm kinh doanh chưa có nhiều và phong phú để đương đầu với thử thách. Thế nên họ cần lưu ý 1 số điểm như sau trước khi mở cửa hàng:

1.Có kiến thức “uyên thâm” về sản phẩm

“Biệt người biết ta trăm trận trăm thắng” – Đó chắc chắn là ai cũng hiểu. Khi bạn càng hiểu biết sâu về sản phẩm thì cơ hội bán hàng của bạn và thuyết phục họ sẽ lớn hơn. Chứ không chỉ là ở kiểu giải thích ” vì nó thế”.Hiểu rõ hơn các hông tin về sản phẩm hàng hóa mình đang bán. Bán những thứ khách hàng cần là điều bạn cần làm, chứ không phải bán thứ bạn đang có. Bạn giải quyết được nhu cầu của khách hàng và họ sẽ lựa chọn bạn. Thế nên bạn phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng trước khi mở quán tạp hóa.

2. Bán sản phẩm chất lượng, tốt nhất cho khách hàng

Lợi nhuận không phải là thứ duy nhất quan trọng trong kinh doanh, mà còn nhiều thứ khác bạn cần lưu tâm tới. Chữ tín rất quan trọng, do vậy bạn không nên nhập những hàng có chất lượng kém để gia tăng lợi nhuận ban đầu. Việc chộp dật sẽ không bao giờ bền lâu. Hãy chọn những sản phẩm chất lượng giá cao một chút.

Có cung ắt có cầu, nhà sản xuất họ đã tính toán sao cho sản phẩm đó phục vụ cho một phân khúc thị trường rồi. Bạn hãy tự tin và bán sản phẩm giá trị cao đó, đổi lại họ cũng an tâm và sử dụng. Nếu tốt và hiệu quả chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giới thiệu của người thân khác của họ.Đừng tự bắn vào chính mình vì lợi nhuận thì sau này bạn sẽ có dần dần khách hàng tới mua.

Hãy tạo ra giá trị cho cộng đồng, và công động sẽ phản ứng với những thay đổi tích cực của bạn. “Gái có công thì chồng không phụ” là vậy.

3. Chiến lược kinh doanh phù hợp với sản phẩm

Chiến lược kinh doanh hiệu quả hay không là một câu hỏi khó và là bài toán chưa có hồi giải ngay khi mới kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả ta cần có các kế hoạch dài hạn một cách rõ ràng, sao cho tìm ra cách hoàn thành mục tiêu.

Để kinh doanh được hiệu quả thì bạn cần xác định cụ thể về mục tiêu và thời gian hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: Bạn mở quán tạp hóa ở quê vì mục đích gì?. Tại sao bạn lại mở cửa hàng ở vùng quê này?…Việc thống kê báo cáo để mình đi đúng hướng và tập trung vào sản phẩm bán chạy. Từ đó tăng doanh thu hơn cho những tháng tiếp theo?.

4. Xác định mô hình kinh doanh

mô hình kinh doanh quán tạp hóa
mô hình kinh doanh quán tạp hóa

Có rất nhiều hình thức kinh doanh: trong đó có 2 loại kinh doanh chính phù hợp với các quán tạp hóa: đó là kinh doanh mô hình truyền thông, online hoặc là kết hợp?.

Mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp online

Ưu điểm: mô hình kết hợp thì tất nhiên vẫn hơn chỉ một phương thức do có thể đang dạng hóa mô hình và có thêm những khách hàng trực tiếp tại 1 vài địa chỉ cố định và từ xa tới qua online. Đây là mô hình hiệu quả vì tận dụng được ưu thế của cả 2 mô hình: vừa địa chỉ cố định để khách hàng tin tưởng và qua trực tiếp, vừa có cửa hàng trực tuyến quảng bá với khách hàng ở xa.

Khách hàng có thể xem hàng trên trang fanpage, website của bạn sau đó đến trực tiếp cửa hàng để thử, cảm nhận, đánh giá sản phẩm. Khách hàng khi hỏi địa chỉ để check độ uy tín thì mình cũng có thể cung cấp giúp tăng hiệu quả.

Nhược điểm: Bạn phải thuê mặt bằng và trả chi phí thuê khá là cao. Chưa kể thêm các khoản phí khác như: thuê người, tiền điện nước, và các khoản thuế phí phát sinh ( thường là thuế khoán). Chi phí bỏ ra sẽ kéo giá bán sản phẩm của bạn tăng lên cũng như sẽ khiến bạn mất đi ưu thế cạnh tranh với các shop khác có chi phí thấp hơn như shop bán online, shop đang cạnh tranh giá.

Mô hình kinh doanh online

Khá phổ biến thời đại 4.0 hiện nay khi chương trình Shark Tank trên Tivi thịnh hành.

Ưu điểm: chi phí vận hành thấp, không mất tiền chi phí mặt bằng, thuế phí, tiền điện tiền nước giá dân.

Nhược điểm:

  • Không có địa điểm cửa hàng đẹp, khó tìm nếu ở ngõ ngách, bạn sẽ mất cơ hội bán cho khách hàng mua theo cách truyền thống ghé vào.
  • Bán hàng online sẽ cần một thời gian tạo uy tín và xây dựng lòng tin khiến khách hàng tin tưởng vào shop nhiều hơn.
  • Đôi lúc ở quê thì các đơn vị vận chuyển cũng không nhiều nên ít chọn được các đơn vị vận chuyển tới lấy hàng trực tiếp được.

5. Làm thế nào để bán được hàng?

Nếu bạn đặt ở thành phố thì chi phí quảng cáo cửa hàng sẽ cao do tính cạnh tranh. Nhưng nếu ở nông thôn, nhất là tân dụng được nhà có sẵn ở quê, thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc chạy xung quanh khu vực để tìm khách hàng.

Đây là câu hỏi không chỉ của riêng ai quan tâm mà cũng nhiều người hỏi. Để bán được hàng khi mà mối quan hệ và hình ảnh của bạn chưa có được nhiều người biết đến thì chạy quảng cáo cũng không phải là lựa chọn tồi tệ đâu. Bạn có thể tìm được các khách hàng mục tiêu ví dụ như: Facebook, Google Adword…

Tuy nhiên sản phẩm của bạn ở quê phải là các sản phẩm đặc thù, có biên độ lợi nhuận lớn thì sau khi trừ các chi phí quảng cáo sẽ vẫn đáp ứng được lợi nhuận. Tức là bạn có thể kinh doanh sản phẩm: Đặc sản vùng miền, thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm túi vải, điếu cày khắc… yếu tố thành công còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mọi lứa tuổi.
  • Giá sản phẩm phải tốt.
  • Phương thức mua hàng cần hỗ trợ giao hàng tận nơi nhanh gọn.
  • Hỗ trợ mang nhiều sản phẩm cho khách hàng chọn nếu có thể.

6. Nên có website bán hàng

Nên có website bán hàng cho quán tạp hoá
Nên có website bán hàng cho quán tạp hoá

Thời đại phát triển và nền tảng wordpress giúp bạn tự thiết kế được các website bán hàng đơn giản. Chỉ mất tiền hosting và tiền mua tên miền. Có website bạn có thể trở lên chuyên nghiệp hơn, dễ kết hợp với các phần mềm quản lý hàng hóa. Dễ dàng cho khách hàng tìm hiểu và tham khảo. và đặt hàng trực tiếp.

Nếu bán hàng trên Facebook qua fanpage và qua các group cũng rất ổn tuy nhiên bạn không phải lúc nào cũng để ý, và đôi khi bị cướp mất khách.

7. Nên dùng số điện thoại đầu 09 số

Nên dùng số điện thoại đầu 09 số
Nên dùng số điện thoại đầu 09 số

Nếu bạn đang bán hàng mà bạn dùng số điện thoại dùng các đầu số khác thì sẽ khó nhớ, dễ bấm nhầm, và hay bị coi là sim rác (không tính các số siêu đẹp, dễ nhớ như Tam Hoa, Tứ Quý). Khách hàng sẽ không tin tưởng 1 cửa hàng khi mà số điện thoại kinh doanh mà khó nhớ lại như sim rác dùng rồi bỏ.

Hãy chọn mua 1 số điện thoại đầu số 09 số khá dễ đọc, dễ bấm. Nếu có điều kiện hãy dùng cả 3 nhà mạng lớn: Viettel, Mobifone, Vinaphone . Số giống nhau khác nhà mạng thì càng tốt vì nhiều người muốn tiết kiệm tiền điện thoại nên rất muốn gọi nội mạng cho quán tạp hóa của bạn.

Cũng nên đăng kèm luôn số điện thoại của Zalo, Để số điện thoại ở Facebook, Viber… trên website bán hàng để tiện giao dịch.

8. Mở nhiều tài khoản ngân hàng

Mở nhiều tài khoản ngân hàng
Mở nhiều tài khoản ngân hàng

Có nhiều tài khoản sẽ có lợi cho bạn sau này, từ việc vay mượn ngân hàng là vốn sẽ dễ hơn, ngoài ra khách hàng ở xa họ sẽ chuyển tiền cùng sẽ nhanh hơn. Ở vùng nông thôn thì lại không có nhiều các cây ATM như ở thành phố. Thế nên bạn nên chọn các hệ thống ngân hàng nổi tiếng như: Agribank, BIDV, Viettin Bank, Techcombank. Sau đó đăng ký Internet banking là tốt nhất.

9. Tìm hiểu về phương thức giao hàng

Tìm hiểu về phương thức giao hàng
Tìm hiểu về phương thức giao hàng

Nếu khách gần và xung quanh thì có thể tự giao hàng hoặc chọn giao hàng quac ác ứng dụng sẽ khá rẻ: Aloha, GHN, xe ôm quen, hoặc lên hội nhóm người tìm ship, ship tìm người đăng tin.

Với khách hàng ở xa: thì bạn có thể giao hàng COD và chuyển hàng qua bưu điện. Hoặc đợi khách hàng chuyển khoản rồi gửi hàng cho khách cũng được.

10. Sử dụng phần mềm bán hàng tạp hóa

Không sử dụng phần mềm bán hàng tạp hóa thời nay với cửa hàng nói chung và quán tạp hóa nói riêng thì sợ dân tình họ sẽ nói;” èo quê quá!”. Nhưng mà lúc đó chợt nhận ra là mình đang mở quán tạp hóa ở quê. Thời gian đầu bạn cũng nên quản lý bằng máy tính và file excel cũng khá hợp lý. chứ không đến nỗi quá thủ công. Còn nếu bạn có điều kiện thì có thể mua luôn các phần mềm bán hàng tiện ích. Sẽ giúp bạn chiết xuất quản lý rất tiện lợi. Bạn nên thay đổi tư duy:” Hãy để công nghệ hỗ trợ nhân lực và thời gian của con người”. Để bạn không phải cắm mình vào cửa hàng cả ngày rồi lại sổ sách.

11. Đặt tên cửa hàng dễ nhớ.

Đặt tên cửa hàng dễ nhớ.
Đặt tên cửa hàng dễ nhớ.

Việc đặt tên cho quán tạp hóa cũng hết sức quan trọng tạo ra cho bạn những ưu thế nhất định. Bạn hãy lựa chọn một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn và hết sức ấn tượng, hay buồn cười để khách hàng có thể nhớ lâu. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm gần đó hoặc đơn giản là biệt danh mà người ta đặt cho bạn: Quán Tạp Hóa Cô Béo“, ” Quán Tạp Hóa Cây Si“, ” Quán Tạp Hóa Cây Đa Nhà Bò” ….Tên gọi ấn tượng sẽ tạo điều kiện giúp họ nhớ địa chỉ và tên quan luôn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0933021077