Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì cho đúng pháp luật là việc phải lo đầu tiên. Đây cũng là câu hỏi của các tiểu thương buôn bán nhỏ, hoặc những người có ý định mở cửa hàng tạp hóa đang suy nghĩ. Thực tế có rất nhiều trường hợp các hộ kinh doanh đã tiến hành kinh doanh nhưng chưa đầy đủ giấy tờ. Và đương nhiên thi thoảng lại có mấy ” anh áo xanh” đến kiểm tra?. Kết cục như thế nào thì cũng không mong muốn. Bài viết dưới đây là những chia sẻ của Kebayhangtaphoa.com giúp bạn có thêm những kiến thức và chủ động đi ra đăng ký kinh doanh.
Mở cửa hàng tạp hóa có phải đăng ký kinh doanh bắt buộc ?
Mở cửa hàng tạp hóa cần phải tuân thủ thủ các yêu cầu của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và gia đình bạn nên nhanh chóng hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể bạn có thể tham khảo quy định sau đây tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về hoạt động đăng ký kinh doanh:
Bộ ba loại giấy tờ mở cửa hàng tạp hóa cần có?
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Mở cửa hàng tap hóa cần giấy tờ gì cho kinh doanh hợp pháp và đẩy đủ thì cần đối chiếu theo quy định của pháp luật căn cứ theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh cần các bước như sau:
- Bước 1: Hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mình kinh doanh
- Bước 2: Cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký từ phía cơ quan đăng ký.
- Bước 3: Hiệu lực trong 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn theo đúng pháp luật.
Trường hợp hồ sơ thiếu cần bổ sung thì trong năm ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải báo nội dung gì cần thay đổi và bổ sung cho phù hợp với người thành lập, người kinh doanh.
Lệ phí cần thanh toán để làm thủ tục khoảng bao nhiêu?
– Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (thông tư 176/2012/TT-BTC)
Có 2 cách để đăng ký theo hình thức cá thể như sau:
-
Người đại diện phía gia đình sẽ gửi một số các giấy đề nghị đăng ký kinh doanh với bản sao công chứng của CMND chính chủ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
-
Người đại diện hộ gia đình đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để làm thủ tục
Các giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm không thể thiếu.
Tùy thuộc vào lĩnh vực hay hàng hóa mà bạn đang kinh doanh mà có những loại giấy tờ khác nhau. Nếu bạn muốn kinh doanh tạp hóa đồ ăn nhanh, ăn uống, thực phẩm như sữa, bánh mỳ,… thì cần chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm Đây cũng là loại giấy để trả lời cho câu hỏi: Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì.
Điều này vừa giúp bạn tự tin khi tạo dựng niềm tin với khách hàng và thường xuyên tuân thủ các quy định về giữ gìn về sinh nơi kinh doanh. Có như vậy khách hàng họ sẽ càng tới với bạn hơn như một hệ quả tất yếu. Và khi mình làm chuẩn chỉnh thì cũng không phải lo đối phó với các cơ quan chức năng.
Hồ sơ đi kèm với bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm:
Hai loại giấy tờ trên là đủ để bạn mở 1 cửa hàng rồi. Tuy nhiên để hoàn chỉnh hơn và nếu bạn mở một cửa hàng tạp hóa kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng khác nhau mà trong đó chủ yếu là thực phẩm thì nên đăng ký thêm giấy tờ này. Thế nên đôi khi bạn sẽ rất khó khăn và vướng mắc với các thủ tục pháp lý gặp phải.
Để giải quyết điều lăn tăn này, bạn nên chuẩn bị cả hồ sơ để công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Trong Quyết định số 42/2005/QĐ – BYT vào ngày 8/12/2005 đã nêu rất rõ những điều cần biết mà bạn cần đọc trước khi đi đăng ký công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Như vây là ban đã có ba loại giấy tờ cần thiết để mở một cửa hàng tạp hóa mà Ontech đã thống kê cho bạn. Bạn thấy có ích chứ?
Một số kinh nghiệm xương máu khi đi làm thủ tục mở cửa hàng tạp hóa.
Xem thêm:
Bỏ túi 6 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa đem lại hiệu quả cao nhất
Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu
Không nên đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty
Lý do là khi bạn làm thủ tục kinh doanh hình thức là công ty thì việc báo cáo cũng như chi phí vận hành công ty phức tạp hơn rất nhiều so với hộ kinh doanh cá thể. Việc lập công ty dẫn theo nhiều chi phí quản lý khác ví dụ: chữ ký số, phần mềm bảo hiểm, kê khai thuế…. trong khi thực chất nhu cầu của mình chỉ là kinh doanh cá thể, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Lựa chọn đăng ký hình thức công ty là KHÔNG PHÙ HỢP.
Chưa hết bạn còn kê khai thuế hàng tháng chứ không phải quý như kinh doanh cá thể. Và không phải ai cũng có chuyên môn kế toán khiến mất thời gian cũng như không thể chuyên tâm vào việc bán hàng giúp tăng doanh thu cho cửa hàng.
Biết đàm phán thuế sẽ được áp mức trung bình
Do mức doanh thu của cửa hàng tạp hóa khó xác định nên các cán bộ thuế sẽ thỏa thuận với bạn mức doanh thu cửa hàng có thể đạt được. Khi mới mở bạn sẽ bị áp mức thuế từ 300.000đ – 500.000đ/tháng bởi đây là mức tối thiểu cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể đạt được. Mức thuế khoán sẽ có lợi thế nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh hiệu quả. Đây cũng được coi là nhược điểm nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh không đạt mức kỳ vọng. Tuy nhiên bạn khó có thể giành phần hơn với cán bộ thuế về mức thuế thấp hơn.
Nhập ít hàng trước khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Như đã nói về sự quan trọng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để bạn duy trì cửa hàng tạp hóa của bạn mà không dính lỗi thiếu giấy tờ này. Tuy nhiên khi hàng hóa nhập về nhiều bạn sẽ rất khó quản lý các quy chuẩn và văn bản mình có thể đảm bảo được không. Vì vậy bạn nên tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa tốt và uy tín sau đó nhập một lượng vừa đủ hàng thực phẩm trước khi có đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của bạn ở cửa hàng.
Không nên bỏ qua giấy tờ về phòng cháy chữa cháy
Dù giấy tờ này không quá quan trọng nhưng và đa số các cửa hàng tạp hóa phớt lờ vì thiếu không gian và chi phí để bình chữa cháy, nhưng việc có một chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy không chỉ để tránh bị cơ quan quản lý sờ gáy mà cũng là để an toàn cho chính bản thân mình khi việc kinh doanh hàng hóa chứa đựng những rủi ro dù nhỏ nhất.