Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa đã theo tôi một thời gian dài. Đi dọc các con phố Hà Nội hay các vùng quê hiện nay, không khó bắt gặp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, lớn nhỏ. Các mặt hàng tạp hóa rất quan trọng và là những mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân.
Chính vì vậy, mở cửa hàng tạp hóa,đang là mô hình kinh doanh hot và cho người mới khởi nghiệp bắt đầu làm quen. Vậy muốn kinh doanh lâu dài về mảng cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị kỹ những gì? Cùng đọc bài viết tham khảo dưới đây để có câu trả lời và đưa ra quyết định của bản thân nhé.
Lý do bạn nên mở cửa hàng tạp hóa thời điểm hiện tại?
Trong hoàn cảnh kinh tế thời hậu COVID 19 hiện nay, điều kiện tài chính còn yếu, thì việc mở tiệm tạp hóa để làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế gia đình là một bước đi phù hợp và đúng đắn. Bởi lẽ:
- Tiệm tạp hóa không cần chuẩn bị vốn nhiều. Điều này chỉ đúng khi bạn mở ra làm cho bản thân chứ không phải làm đại lý cho ai.
- Những người thân người nhà có thể tận dụng vừa trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
- Tiền lãi trong kinh doanh, phục vụ cho chi phí điện nước, sinh hoạt hằng ngày…..
6 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa đem lại hiệu quả.
1. Phải chuẩn bị trước mặt bằng mua bán:
Vì sản phẩm kinh doanh là các mặt hàng thiết yếu hằng ngày nên phù hợp với tất cả các địa điểm.
- Nếu mở cửa hàng ở nông thôn:
Cửa hàng tạp hóa thường được mở ở nhà để tiết kiệm chi phí.
- Nếu mở cửa hàng ở thành phố:
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa là cần chú trọng và quan tâm hơn về địa điểm để tối ưu lượng khách hàng vào.
Khi xác định mở cửa hàng tạp hóa lớn nhưng chưa có sẵn mặt bằng thì bạn nên chọn những địa điểm thuận lợi một chút theo tiêu chí sau:
- Gần các trục đường lớn,
- Gần khu dân cư.
- Gần các tòa nhà chung cư ( ví dụ Royal. time city hay các khu kinh tế phát triển…)
Bạn nên nghiên cứu địa điểm và quan sát, khảo sát một cách nghiêm túc. Một lưu ý khi chọn địa điểm là bạn nên nghiên cứu, tìm hiểu xem đã có những ai kinh doanh mô hình ở khu vực này chưa?. Các mặt hàng kinh doanh đang bán chạy là gì để lựa chọn cho mình được nhiều địa điểm phù hợp nhất.
Bố trí hàng hóa một cách khoa học, có thể sử dụng kệ hàng hóa, kệ siêu thị để gọn gàng và ngăn nắp hơn. Nếu không thì tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.
2. Tìm hiểu thị trường bằng kinh nghiệm tham khảo các tiệm tạp hóa lân cận.
Như đã nói ở lưu ý 1 khi ta cần khảo sát xung quanh về mô hình kinh đoành dã có ai chưa, nhưng lần này cần chuyên sâu hơn. Thâm chí đóng vai khách hàng vào mua sản phẩm của đối thủ để quan sát cách tư vấn, bài trí, và các sản phẩm họ đang có.
Để biết được các mặt hàng nên kinh doanh thế nào và ra sao thì bạn cần nghiên cứu kỹ và quan sát, khảo sát nhu cầu sử dụng của người dân quanh khu vực mở quán. Những tiêu chí để đánh giá nhu cầu của khách hàng là: mật độ dân số, độ tuổi những người sinh sống trung bình, nghề nghiệp và suy luận ra thu nhập, thành phần gia đình, nơi sinh sống… để từ đó lựa chọn những sản phẩm đáp ưng nhu cầu.
3. Cẩn thận với kẻ gian:
Sẽ có bọn giả danh tiếp thị tới bán hàng giả và hàng kém chất lượng.
Hoặc vẫn là tiếp thị chính hiệu nhưng họ gợi ý đẩy những sản phẩm anh chị không bán được. ( cái này ít vì dù sao họ cũng muốn mình bán được hàng), Nguy hiểm hơn là kẻ trộm cắp vặt, đóng giả khách hàng đeo khẩu trang và vào đổi tới đổi lui để lừa đảo lợi dụng đông đúc ăn cắp.
Giải pháp:
Lắp camera cho cửa hàng tạp hóa để đảm bảo an ninh và các rủi ro về tài chính tránh bị mất mát. Vừa đem hiệu quả cao trong quản lý hàng hóa. Thế nên bạn chọn loại chất lượng một chút và hợp yêu cầu để sử dụng lâu dài.
- Quản lý, quan sát thái độ làm việc và đánh giá nhân viên: Bạn không cần phải thường trực tại cửa hàng để quản lý nhân viên. Giờ đây với các thiết bị truy cập mạng không dây như điện thoại, ipad, máy tính… có thể quan sát tại nhà.
- Để ý lượng khách ra vào và lên phương án kinh doanh hiệu quả: Qua camera bạn sẽ liệt kê được các khách hàng ghé qua hằng ngày và tính được số lượng chuyện đổi trên đơn hàng. Từ đó làm sao tôi ưu được nhu cầu của họ.
- Theo dõi tình hình update được ở mọi lúc, mọi nơi:Bạn có thể yên tâm đi làm mà không cần lo lắng về các công việc quản lý khác.Các tính năng quan sát từ xa giúp bạn dễ dàng quan sát cửa hàng bằng ĐTDĐ chỉ cần có internet
4. Chú ý các khuyến mại và chiết khấu để nhập được hưởng các ưu đãi đó
Môi khi bạn nhập hàng thì luôn có những chiết khấu khuyến khích cho bạn lấy số lượng hàng hóa lớn để có được mức chiết khấu giúp có được lợi nhuận tối ưu hơn. Với lượng hàng ít thì không sao, nhưng khi bạn có lượng khách hàng lớn, và sử dụng tiêu thụ sản phẩm nhiều thì bạn nên lấy nhiều một chút, vừa được rẻ hơn và có các chiết khấu khuyến mại. Bên công ty cũng đánh giá chỗ bạn là điểm bán cháy và có nhiều ưu đãi về giá và các hỗ trợ gian hàng từ phía công ty.
5. Đa dạng hàng hóa và chú trọng tính cạnh tranh trong giá cả.
Do mô hình kinh doanh là cửa hàng tạp hóa nên các sản phẩm đa dạng và phong phú cũng như cố gắng phục vụ được đại đa số nhu cầu của người dân xung quanh khu cửa hàng. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa là các mặt hàng tạp hóa cần đa dạng và tối ưu hơn như:
- Các mặt hàng thiết yếu hằng ngày như: mỳ chính, bột canh, gạo, dầu ăn, nước mắm….
- Các sản phẩm chủ đề về đồ ăn uống: nước ngọt, bánh kẹo, bia, rượu, sữa…
- Các đồ sinh hoạt liên tục hằng ngày như: sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải, dầu rửa bát…
- Các đồ dùng văn phòng phẩm: hồ sơ xin việc, giấy,… cũng như hàng ngàn các sản phẩm khác.
6. Sử dụng thêm các phần mềm quản lý bán hàng
Việc sử dụng phần mềm bán hàng tạp hóa sẽ giúp tiết kiệm công tác sổ sách sau này, chuyên nghiệp hơn với máy in bằng mã vạch và giúp kiểm các chi phí và rà soát doanh thu, biết được các mặt hàng nào đang bán chạy, bán chậm, theo dõi hàng tồn kho chính xác,
PR và marketing truyền miệng Thương hiệu, tên tuổi cửa hàng thông qua tiêu đề trên hóa đơn bán lẻ in cho khách…
Điều kiện phát triển tiệm tạp hóa ở nông thôn
Với đặc điểm điều kiện kinh tế còn chưa cao, cũng như cách mua bán số đông, theo ven đường do đa số dùng xe gắn máy, xe đạp, đường hẹp, không có trông hay bãi đỗ xe thì việc mở 1 kios tạp hóa sẽ là lựa chọn không tồi so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lẻ phục vụ dân cư trong khu vực thì yếu tố sang trọng, hoành tráng iện ích phục vụ như máy lạnh, lại không quá quan trọng và cần thiết. Cái cần nhất chính là đa dạng về hàng hóa và giá bán cân đối hợp lý. Lấy công làm lãi. Lấy số lượng và thời gian sau này để hướng tới phát triển lâu dài. Cần nhập những hàng hóa thiết yếu của cuộc sống của 1 cư dân bình thường trong khu vực.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa: Tiêu chi bán đầu không phải lãi nhiều mà là có nhiều khách.
Miễn sao không quá lỗ và có đủ tiền sinh hoạt hằng ngày phù hợp cân đối là làm. Sau này khách họ đã quen và tăng đều do đã nhận biết được sự hiện diện của mình thì họ sẽ mua nhiều hơn. Tích tiểu thành đại, cái lợi nhuận nhỏ đó khi mua nhiều sẽ lợi nhuận nhiều.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa: Liệt kê các sản phẩm mà đối thủ còn thiếu, quan sát thái độ của họ như thế nào để học hỏi và đúc rút.
Cách mua bán giao tiếp đóng vai trò lớn vì mô hình tạp hóa nhỏ lẻ trong 1 khu dân cư thì chỉ quanh đi quẩn lại 1 lượng khách cố định ở cộng đồng dân cư quanh đó. Bạn nên giữ thái độ đúng mực và gần gũi tạo mỗi quan hệ tốt. No sẽ khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong 1 khu vực nhỏ,
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa là việc đặt tên cho cửa hàng cũng cần dễ nhớ và thiện cảm để họ cần là nghĩ tới mình luôn.