Phân khúc thị trường là một ngôn ngữ tiếp thị trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình ở đâu. Vì họ tiếp thu ý kiến và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều doanh nghiệp chưa thạo việc phân đoạn thị trường. Dẫn tới gây ra lãng phí các khoản đầu tư lớn, vừa mất tiền và mất của. Vậy làm thế nào để phân khúc thị trường hiệu quả, hãy cùng Onetech tìm hiểu nhé!
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường là khái niệm sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị và xác định được những tập hợp khách hàng tiềm năng. Việc xác định các nhóm hoặc phân khúc có nhu cầu sử dụng và phản hồi cho hành động tiếp thị tương tự. Khách hàng nếu xác định được phân khúc thị trường và được chia thành các danh mục khác nhau và cảm nhận được giá trị một cách đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ.
Ngoài ra phân khúc thị trường khác nhau, được phân chia dựa trên các yếu tố khác nhau như tuổi, địa lý, sở thích, địa vị xã hội, thu nhập,…
Thông thường từng doanh nghiệp sẽ chọn phân khúc thị trường khác nhau phù hợp với doanh nghiệp của mình. Với từng phân khúc sẽ là những đối tượng có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp và gắn bó lâu dài. Thế nên việc phân đoạn thị trường rất quan trọng và đóng vai trò thành công sau này trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi ích của phân khúc thị trường giúp ích như thế nào.
Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và hiểu họ hơn sau này. việc tiếp cận với khách hàng sẽ có những lợi ích khác như:
1. Hiểu khách hàng hơn
Dựa vào các yếu tố nhân khẩu học và các kiến thức xã hội ta có thể đúc rút ra những sở thích và hành vi của người dùng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và giúp giao tiếp tốt hơn. Chẳng hạn giới trẻ thì việc tiếp thu và sử dụng công nghệ tốt hơn người nhiều tuổi, và các giới trẻ sử dụng nhiều mạng xã hội như FB, Instagram… Do vậy hiểu được sở thích của khách hàng ta sẽ chọn được kênh phân phối hiệu quả.
2. Tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn
Từ việc hiểu được khách hàng, cộng với nắm được các thông tin của khách hàng thì việc chuyển đổi sẽ diễn ra dễ dàng và tỉ lệ cao hơn. Từ đó khách hàng sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp lại lần nữa. Ví dụ như khi bạn có được thông tin về việc họ có con nhỏ ở độ tuổi nào đó. Thì bạn có thể quảng cáo sản phẩm cần thiết và phù hợp với con cái của họ. Tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn hẳn việc quảng cáo tới đối tượng chưa có gia đình.
3. Giữ chân khách hàng bằng hiểu cách vận dụng phân khúc thị trường
Giao tiếp với khách hàng và giữ chân khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bằng cách cá nhân hóa và nâng cấp các dịch vụ của mình, lắng nghe những mong muốn, suy nghĩ của khách hàng mẫu thì sẽ càng thấu hiểu và hiểu sâu hơn về khách hàng. Ví dụ điển hình là các sản phẩm smartphone khi lắng nghe ý kiến người dùng sẽ được cải tiến sao cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu sử dụng của khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Kệ bán hàng tạp hóa
4. Mở rộng nỗ lực
Phân khúc thị trường là cách tuyệt vời để phát triển thị trường mới. Vì các thông tin quan trọng vệ khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình. Nếu doanh nghiệp chưa xác định được phân khúc thị trường trọng điểm hay phân khúc chưa tốt; thì doanh nghiệp đó sẽ dậm chân tại chỗ và không có được hiệu quả kinh doanh cao.
Các chiến lược và phân khúc thị trường hiện nay
Doanh nghiệp cần có tư duy về việc tạo lập và tạo ra chiến lược tiếp thị tốt và lan tỏa ảnh hưởng tốt đến nhận thức của khách hàng. Mọi chiến lược khác nhau nhưng cần tuân thống nhất về chiến lược cụ thể như sau:
1. Chiến lược tập trung dành cho doanh nghiệp.
Chiến lược tập trung sẽ giúp dồn toàn lực vào một phân khúc thị trường để tối ưu hóa doanh thu. Doanh nghiệp tập trung vào thị trường mục tiêu giúp công ty có thêm nhiều thời gian và năng lượng cao hơn để tăng chuyển đổi cao, tiếp thị ít chi phí hơn. Nhược điểm là có thể giới hạn sự phát triển của doanh nghiệp khi tới ngưỡng bão hòa.
2. Chiến lược đa phân khúc
Đây là chiến lược có vẻ sẽ an toàn hơn chiến lược tập trung. Tuy nhiên nếu phân khúc cụ thể dễ tiếp thu kèm khả năng chuyển đổi khách hàng ra đơn tốt. Doanh nghiệp của bạn thì doanh nghiệp của bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình. Để có thể tiếp thị thẳng một mạch tới phân khúc trọng điểm đó. Nếu doanh nghiệp quảng cáo đa kênh thì sẽ thu được doanh thu từ một trong các phân khúc đó. Tuy nhiên nó có nhược điểm là giảm tỉ lệ ROI và sẽ gây lãng phí nếu triển khai lâu dài. Không thể phủ nhận là tiếp thị như vậy cũng được đa dạng hơn và tiềm năng tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi không cao và chi tiêu tiếp thị lớn.