Các Bước Setup Siêu Thị Mini Và Cừa Hàng Tạp Hóa

Nội dung của bài biết hôm nay chủ yếu dành cho những chủ cửa hàng, siêu thị mới khởi nghiệp mà chưa có dư giả về kinh tế có thể tự mình biết cách setup hay có kiến thức để sau đàm phán với các bên sẽ hiểu hơn về ngành kinh doanh của mình, từ đó giúp nhanh tối ưu chi phí vận hành của siêu thị sau này.

Cửa hàng tap hóa cần những gì
Cửa hàng tap hóa cần những gì

Các bước được dùng để setup siêu thị và cửa hàng tạp hóa

Bước 1: Lên kế hoạch kinh doanh mô hình siêu thị và cửa hàng tạp hóa của mình.

Bước đầu tiên trong các bước setup siêu thị hay cửa hàng tạp hóa chính là việc phải có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. 

Hầu hết các chủ đầu tư khi họ kinh doanh để chưa có bản kế hoạch cụ thể và chủ yếu là dựa vào siêu thị và họ chưa biết minh phải làm gì ngay cả ở những quy mô hàng chục tỷ thì vấn đề cũng chưa quyết liệt và quản lý rời rạc.

Một lời khuyên là một doanh nghiệp bán lẻ cần mở siêu thị thì cần hoàn thiện bước này, bạn có bức tranh toàn cảnh sẽ dễ dàng hơn trong việc vận hành và các nhân viên nắm rõ được mô hình kinh doanh của bạn có khả thi không?.

Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng để kinh doanh siêu thị hay cửa hàng tạp hóa.

Một mặt bằng trong kinh doanh siêu thị mini hay tạp hóa đóng vai trò then chốt, nó còn phụ thuộc vào số vốn, số tiền bạn đang có, và khả năng phát triển của thị trường khu vực đó.

Nếu bạn có mặt bằng trước đó thì quá tốt, thoải mái mà sử dụng và sẽ tiết kiệm được kha khá kinh phí kinh doanh. Tất nhiên không có sẵn cũng không sao, vì bản chất là không phải ai cũng có sẵn mặt bằng và phải đi thuê. Thế nên bạn cần tìm một mặt bằng kinh doanh phù hợp với mô hình siêu thị của mình, mặt bằng khá là khó khăn khi tìm và thỏa thuận giá cả.

Làm tư vấn rất lâu nhưng tôi rất buồn cười với câu hỏi: “ mở cửa hàng siêu thị, tạp hóa cầu bao nhiêu vốn”. Vì bản thân cũng tùy vào quy mô và khả năng nguồn vốn của mỗi người là khác nhau. Thay vào đó bạn nên suy nghĩ với ngần này tiền thì sẽ kinh doanh siêu thị bao nhiêu mét vuông hay nhập bao nhiêu hàng với số vốn đó. Nên biết mình biết ta hơn. Thế nên bạn cần tìm một mặt bằng vừa mới túi tiền mình đang có. Còn sau này bạn có thể mở rộng thêm chi nhánh và thuê người đứng quầy.

Việc tìm kiếm mặt bằng cần phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản để có kết quả kinh doanh tốt sau này:

  • Mật độ dân cư tốt, dân bản địa và có lượng người qua lại đông.
  • Giao thông đường xá thuận tiện, tránh nơi quá heo hút.
  • Giá thuê mặt bằng phù hợp không quá cao.
  • Hợp đồng thuê rõ ràng, và có sự thương lượng được sau này.
  • An ninh dân cư xung quanh tốt, dân trí cao..
  • Hạn chế chi phí sang sửa khi thuê nơi quá tồi tàn.

Đây là bài toán khó vì thường chủ cửa hàng họ cũng đã ra giá thuê khá là sát và người thuê cần hết sức thận trọng, nên cân đối giá thuê và cơ hội nhận được. Thường khu vực tiềm năng thì giá thuê cũng cao hơn. Bạn chọn mặt bằng có giá thuê cao hơn có thể là rủi ro ban đầu nhưng sau này hoạt động lâu dài lại không phải là vấn đề lớn mà nó lại là sự đảm bảo cho lượng khách ổn định. Bạn chỉ cần tối ưu và đàm phán lại với chủ cửa hàng sau này hoặc là tối ưu chi phí nhập hàng, chi phí khác để tối ưu lợi nhuận.

Đương nhiên trong các bước setup cửa hàng tạp hóa hay siêu thị thì cũng cần đầu tư một chút chứ không thể nói là 100% không sửa chữa. Tuy nhiên nên tiết kiệm tối đa mặt bằng đang có nhất là các chi tiết cửa kính, sàn nhà nếu còn tốt thì tận dụng chứ không phải thay mới.

Xem thêm: Dịch vụ nâng cấp cửa hàng tạp hóa thành siêu thị mini

Bước 3: Tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín.

Nhà cung cấp bạn có thể tìm qua một số cách đơn giản, phân loại thành 2 nhóm trang thiết bị và cung cấp hàng hóa, bên trang thiết bị thì thường làm việc định kỳ khi có trục trặc hay cần nâng cấp hay bảo trì. Ví dụ Onetech Việt Nam là 1 nhà cung cấp hạng mục thiết bị cho các đơn vị siêu thị với hệ thống phần mềm bán hàng và giá kệ siêu thị.

Nhóm 1: Nhà cung cấp các trang thiết bị phụ kiện

Kệ trưng bày hàng hóa rất quan trọng để tạo nên cửa hàng đẹp
Kệ trưng bày hàng hóa rất quan trọng để tạo nên cửa hàng đẹp

Ngoài giá kệ bày hàng và các phần mềm bán hàng như đã ví dụ ở trên, còn có biển bảng và các thiết bị bán hàng… Bạn cần lựa chọn 1 đơn vị làm được càng nhiều các hạng mục vật chất này vì như vậy sẽ dễ thỏa thuận giá, hạn chế chi phí vận chuyển và thống nhất về chế độ bảo hành. Onetech là một đơn vị như vậy và phù hợp cho các đơn vị muốn mở cửa hàng kinh doanh siêu thị hay giá kệ.

Các nhóm này không nhất thiết phải có ngay nhưng cần phải có thông tin và chốt phương án tìm đơn vị thích hợp và khi nào cần thì có thể họ lắp đặt, cài đặt cho chúng ta.

Nhóm 2: List các danh sách nhà cung cấp hàng hóa.

Cái này thì cần thời gian và có thể chưa tối ưu ngay, vì sẽ có các nhân viên thị trường của các nhãn hàng họ tới trào và lúc đó bạn sẽ nắm rõ hơn bảng giá đại lý, nhà cung cấp. Việc kinh doanh cần có thời gian và bạn cũng nên chủ động liên hệ với nhãn hàng.

Bước 4: Tiến hành tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Yếu tố con người vẫn là yếu tố kiên quyết và cần có sự để vận hành, nếu ở quy mô tự đứng bán thì thường là tạp hóa, còn nếu là từ siêu thị thì bạn nên có khoảng 1 đến 2 nhân viên phụ trách đứng quầy và kho. Kết hợp cùng với phần mềm thì sẽ tiện lợi và hữu ích, giúp bạn hoàn toàn có thể an tâm và tránh lỗi sai sót.

Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể sử dụng thuê ngoài với các dịch vụ đào tạo cho các vị trí nhân viên, quản lý siêu thị một cách hiệu quả không chỉ cho mô hình setup siêu thị mới thành chuỗi siêu thị mini, hay siêu thị lớn cũng nên sử dụng. 

Bước 5: Setup cơ sở vật chất cho siêu thị cũng như cửa hàng tạp hóa

Ở bước này thực hiện các công việc cần thiết có liên quan đến các hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị bán hàng.

Trước đấy chúng ta đã có danh sách và đàm phán chốt hợp tác với nhà cung cấp ra sao rồi do vậy bước này chỉ là hoàn thiện nghiệm thu và kiểm tra. Thời gian thực hiện chưa nhiều do vậy cần đồng thời và tiết kiệm thời gian hơn.

Bước 6: Nhập hàng và thực hiện trưng bày hàng hóa

Hàng hóa chắc hẳn bạn cũng đã có kinh nghiệm hoặc liên hệ nhà cung cấp. Tuy nhiên giai đoạn đầu khâu trưng bày sao cho bắt mắt sẽ khó khăn và gây nhiều trở ngại với người mới. Tuy nhiên bước này bạn nên cố gắng vượt qua và đây không phải là khó khăn quá lớn. Hãy lắng nghe đơn vị lắp đặt tư vấn sẽ hiệu quả hơn. Onetech Việt Nam khi lắp đặt cũng có tư vấn cho khách hàng, về cách bố trí quầy kệ sao cho hợp lý.

Bước 7: Kinh doanh thử trước khi khai trương

Bạn nên bán thử trước khi khai trương để xem và so sánh giữa việc khách hàng trước khi khai trương và sau khi khai trương nó khác nhau như thế nào và có thể đưa ra những chương trình khuyến mại khi khai trường nhằm đánh đúng mục đích hơn. Bước này sẽ khắc phục được sự bỡ ngỡ và lúng túng chưa xử lý ngày khai trương khi quá đông khách. Trong thời gian đó bạn cũng sẽ tuyển được thêm các nhân viên mới nếu cần khi thấy nhu cầu tăng cao.

Bước 8: Tổ chức khai trương siêu thị hay cửa hàng tạp hóa

Tuy vào các quy mô kinh doanh khác nhau mà sẽ có kế hoạch cho ngân quỹ tổ chức, nếu bạn tổ chức buổi khai trương quảng bá tốt sẽ có thể thu hút được lượng người quan tâm nhiều hơn và có ấn tượng tốt với cộng đồng xung quanh. Đây cũng là 1 quá trình xúc tiến trong hoạt động marketing và đó là điều mà bạn cần chú ý.

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý độc giả, những người đang có ý định setup siêu thị và mở cửa hàng tạp hóa. Mọi thông tin xin liên hệ qua số hotline:0933 021 077

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0933021077