Mở cửa hàng tạp hóa sau khi nghỉ làm thuê nên hay không nên?. Câu hỏi này cũng được nhiều khách hàng gặp phải và quan tầm. Vậy có nên nghỉ làm để mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh hay không?. Và làm điều đó có dại dột không?
Khi bạn còn phải lăn tăn trong đầu là có nên hoặc không nên nghỉ việc làm thuê để mở cửa hàng tạp hóa thì chứng tỏ độ quyết tâm của bạn chưa đủ lớn. Thế nên sau này nó sẽ chi phối tới những quyết định sau này khi bạn đã mở cửa hàng kinh doanh.
Vì dù bạn có giỏi đến đâu thì “1 cánh én nhỏ chẳng thể làm lên mùa xuân”, bạn sẽ gặp những khó khăn dù ít dù nhiều khi kinh doanh và buôn bán khi bạn mở cửa hàng tạp hóa.
Hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ phần nào giải tỏa được thắc mắc của mình một cách hiệu quả.
1. Mở cửa hàng tạp hóa cần quyết tâm có đủ lớn
Khi bạn đang có suy nghĩ nghỉ đi làm để khởi nghiệp mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh riêng, đó là lúc bạn một là bạn đang có kinh nghiệm và có một khoản vốn dư thừa muốn đầu tư kinh doanh, giải phóng thời gian gò bó nơi cơ quan. Hai là bạn đã chán với những công việc hiện tại hoặc nó không còn thích hợp với bạn.
Lựa chọn thay đổi là phù hợp tuy nhiên nên cân nhắc sự thay đổi đó có phải là tự kinh doanh hay tìm một môi trường làm việc khác. Bởi vì việc kinh doanh vốn dĩ có nhiều biến số trắc trở và một người mới lóe suy nghĩ kinh doanh như bạn có thể lường hết được. Sẽ có lúc tiền mất tật mang là điều khó tránh nổi.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, bạn muốn làm chủ thì phải chủ động với quyết định của mình với độ quyết tâm lớn. Và cái giá phải trả là đồng tiền, thời gian và công sức của mình.
Mọi quyết định đều luôn khó lường trước và khó khăn càng cần phải đắn đo cân nhắc suy nghĩ sao cho thận trọng, nhất là quyết định nghỉ việc để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh riêng.
Gia đình can ngăn nhất là các bậc phụ huynh thích sự ổn định của con cái. Đa số bố mẹ rất ít khi ủng hộ con khởi nghiệp vì họ luôn muốn con cái an nhàn ít rủi ro. Nhưng lại muốn con thành đạt, dư giả tiền bạc, vậy phải làm sao?.
Vấn đề nữa là chính bản thân bạn nữa, có chịu chủ động bước qua làn ranh của chính bạn hay không?
Nên việc ra quyết định có khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay không bạn cần có khả năng xử lý những vẫn đề như:
- Rủi ro trong kinh doanh phải đối mặt
- Đầu từ khoản vốn phù hợp với quy mô
- Rào cản từ người thân
- Xáo trộn sinh hoạt trong gia đình
- Đối mặt với thất bại một cách thẳng thắn
Không ai có thể trả lời thay bạn có nên nghỉ việc làm thuê để mở cửa hàng tạp hóa kho, siêu thị mini hay không. Vì câu trả lời nằm ở phía bạn có muốn hay không?. Còn bài học kinh doanh là hãy bước ra khỏi vùng an toàn, cũng như xác định nếu có mất mát thì đó là bài học quý báu: ” không thành công cũng thành nhân”. Tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị nguồn lực hết mức có thể và chọn hướng đi phù hợp.
2. Sự chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini của mình
Sự chuẩn bị của bạn có đủ tốt đóng vai trò quan trọng quyết định 80% thất bại hay thành công. Thế nên để khởi nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini nói riêng không thể thiếu sự chuẩn bị kế hoạch kỹ càng. Đã xa rồi cai thời kỳ “tay không bắt giặc”, nếu bạn khởi nghiệp với sự chuẩn bị không kỹ lưỡng, không muốn nói là ít ỏi thì chắc chắn thua lỗ thất bại sẽ có nguy cơ lớn.
Sự chuẩn bị đó bao gồm các yếu tố, bạn thực hiện bản phân tích SWOT bản thân.Vừa làm vừa hoàn thiện chứ không ai đợi bạn hoàn thiện được vì nhân vô thập toàn thế nên bạn cũng không cần phải quá cẩn trọng. Chỉ cần bạn quyết tâm vàchuẩn bị đủ tốt và tích cực học hỏi, trau dồi thêm trong quá trình kinh doanh.
2.1 Tài chính
Vốn để kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa là thứ không thể thiếu. Nguồn vốn có thể là tự có hoặc đi vay người thân
* Vốn tự có đủ để mở cửa hàng hóa: Nhóm đối tượng này sẽ ít rủi ro hơn, vì họ đã có lượng vốn và kinh nghiệm, cũng như dự trù được số vốn cần thiết, đây là những người có suy nghĩ chín chắn và không thích dựa giẫm vào ai. Thế nên đối tượng này cũng là đối tượng ít thua lỗ hay kinh doanh thất bại nhất. Tuy nhiên họ lại chưa chắc có thể đi nhanh và xa.
* Vốn tự có một phần và đi vay: Nhóm này thì cần lưu ý hơn về quyết định mở cửa hàng tạp hóa bán lẻ. Hãy yên tâm là hầu hết ai kinh doanh cũng phải đi vay mượn bổ sung tài chính, nhưng số lượng vay đừng vượt quá 50% vốn cửa hàng.
Bạn cần phải có lượng vốn tối thiểu 50%, yếu tố này mang lại tính an tâm và góc nhìn về khả năng kiếm tiền của bạn cũng như bản lĩnh quản lý tài chính cá nhân tốt, đó là một ưu điểm cho người kinh doanh.
2.2 Kiến thức kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini
Có kiến thức thì càng tốt, chứ thực tế lại ngược lại, không có mấy ai trang bị kiến thức liên quan kinh doanh tạp hóa cả mà chủ yếu bộc phát. Nhưng kiến thức kinh doanh vô cùng cần thiết với người chủ cửa hàng. Kinh nghiệm thường trang bị lúc đấu đó là do quan sát, học hỏi và tìm hiểu bằng bản thân.
Người chủ mà không có kiến thức kinh doanh thì chắc chắn thất bại 100%, để tồn tại và phát triển thì không dành cho người không có kiến thức.
Không có người kinh doanh nào nói kiến thức là đủ, biển học là vô bờ, hãy giữ cho mình cái tôi nhỏ và cái tâm như “ly nước rỗng” để luôn sẵn lòng học hỏi những cai mới. Đơn giản sẽ có những khó khăn phát sinh trong xuyên suốt quá trình kinh doanh mà bạn cần phải vượt qua và đưa ra những quyết định kịp thời. Nếu bạn chưa có hay thiếu thiếu kiến thức kinh doanh sẽ khiến cho bạn còn lăn tăn chưa đưa được ra ngay phương án giải quyết và không dám đưa ra quyết định và làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.
2.3 Kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini
Kinh nghiệm kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini rất quan trọng nhưng không phải yếu tố kiên quyết phải có. Nhưng định hình lúc đầu bạn phải có sự va chạm và hiểu biết nhất định với nghề thì mới có thể vận hành và kinh doanh có lợi thế được.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đến từ:
- Bạn từng làm nhân viên, quản lý của cửa hàng tạp hóa hay siêu thị ở chỗ khác.
- Bạn có thể là bên thứ 3 chuyên cung cấp hàng cho các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. ( ví dụ bên cung cấp phần mềm).
- Bạn kinh nghiệm ở công ty kinh doanh thương mại: Tất nhiên công ty này có thể không dính líu gì tới đến tạp hóa, siêu thị nhưng khi kinh doanh cái nhìn và sự nhạy cảm sẽ tốt hơn nhiều, không bị bó hẹp suy nghĩ.
- Bạn trước đây đã có kinh nghiệm làm quản lý: Nhờ đó bạn lắm bắt được quy trình, kỹ năng tuyển dụng, đào tạo và huấn luyên (training) và có trách nhiệm ra quyết định tốt hơn người không biết gì.
- Tham gia các khóa học về kinh doanh liên quan để kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị là tốt nhất. Bạn đừng tiếc học phí đi học, việc đầu tư cho tri thức luôn là điều cần làm nhất là đưa ra mô hình kinh doanh đúng.
- Học hỏi từ người đã từng kinh doanh trước đó để đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân một cách nhanh và tránh sai xót gây tổn thất.
2.4 Lợi thế về kinh doanh
Lợi thế kinh doanh này chính là chiếc chìa khóa thành công của bạn. Ở đây lợi thế của ngành này không nhiều nhưng lại lại là yếu tố khá là thay đổi cục diện của môt cửa hàng và yếu tố kinh doanh của nó..bởi việc có lợi thế kinh doanh khi mở cửa hàng tạp hóa chính là yếu tố tránh được những rủi ro trong quá trình mở cửa hàng tap hóa của bạn.
– Tài chính: Nếu bạn là tuýp con nhà giàu, hay đơn giản có sự chuẩn bị kỹ về mặt tiền bạc tìa chính thì đây là lợi thế lớn do bạn có thể nhập nhiều hàng hơn, thuê được mặt bằng to hơn, vị trí đắc địa hơn và cơ hội đón được khách hàng nhanh hơn. Khi hoạt động mà trơn trụ thì bạn cũng sớm hoàn vốn nhiều hơn.
Hậu thuẫn từ gia đình người thân: Sự ủng hộ của vợ con, bố mẹ,,,,,sẽ giúp bạn ra trận một cách tự tin hơn rất nhiều.
Mặt bằng: Có mặt bằng đã giúp ích cho bạn rất nhiều, việc thuê mặt bằng kinh doanh khá rủi ro. Nếu có mặt bằng bạn sẽ giảm 60 đến – 70% khả năng thất bại rồi.
Kiến thức, kinh nghiệm: Biết người biết ta trăm trân trăm thắng, không thể tay không bắt giặc khi không có kiến thức và kinh nghiệm được. Yếu tố này giúp bạn có thể tồn tại và sống bằng nghề mà mình yêu thích. Muốn sống với nghề thì cần nhanh nhẹn và kịp thời nắm bắt xu hướng khách hàng cũng như học hỏi từ đối thủ.
Sử dụng các công cụ kinh doanh nền tảng MXH: Face book, zalo…để kinh doanh online. Đây là xu hướng tất yếu và giúp bạn gần hơn với khách hàng.Là sự kết hợp giữa online và offline, người biết kinh doanh online sẽ có nhiều lợi thế để lan tỏa và tìm kiếm khách hang hơn chỉ kinh doanh cửa hàng truyền thống.
3. Quản lý được rủi ro trong kinh doanh
Ước tính và quản lý rủi ro là điều bạn nhất thiết phải đạt được. Sao cho có lỗ thì cũng là lỗ ít nhất, chờ thời cơ đến. Các cách quản lý rủi ro thì không có gì là quá xa lạ với các bạn:
- Cải tiến một cách nghiêm túc nguồn lực hiện tại: Thường có liên quan tới hệ thống, quy trinhf và các trách nhiệm và bộ máy kiểm soát nội bộ..
- Lên kế hoạch và phương án giảm thiểu tác động của rủi ro: Giảm thiểu rủi ro và xây dựng các kế hoạch sao cho tác động của rủi ro đó khi nó xảy ra làm thấp nhất.
Kế hoạch ấy sẽ cần liệt kê các vấn đề cần thực hiện ngay khi xảy ra rủi ro và kế hoạch duy trì hoạt động. - Đầu tư vào những nguồn lực mới: Có sự phân tích và tính toán nhất địn về mặt rủi ro kinh tê nhau. Việc phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để doanh nghiệp quyết định có nên rót tiềm thêm vào nguồn lực mới hay không?.
Nên giai đoạn đầu luôn là khó khăn, và nếu không xác định được đúng đắn thì dừng chân là thiệt hại, hưng nếu có mục tiêu và kế hoạch định hướng đúng đắn thì sẽ vượt qua khó khăn này thì có thể sẽ vượt qua, và những khoản thiệt hại dự tính và đã có trước đầy sẽ dần dần ổn và đi vao quỹ đạo.
Khi quyết định mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini luôn không hề dễ ăn nhất là giai đoạn đầu. Muốn mở cửa hàng tạp hóa cần phải có độ quyết tâm cao, nguồn lực tốt, và kiên trì… do vậy không hợp ai nóng vội và muốn lợi nhuận nhanh.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán tạp hóa ở nông thôn
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hài lòng và có những kiến thức bổ ích. Để tư vấn và hỗ trợ setup lắp đặt kệ siêu thị bạn vui long liên hệ theo thông tin:
Văn phòng : Số 5 ngõ 1, Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0387021077Email: tapdoanonetech@gmail.com